Hotline 0705651590
0
Sản phẩm

Kính hiển vi

Kính hiển vi là gì ?

Cấu tạo và công dụng của kính hiển vi

Kính hiển vi được thiết kế với nhiều loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng, nhưng nhìn chung hầu hết chúng đều có cấu tạo:

Thân kính

Khung chính của kính hiển vi, là bộ phận kết nối các thành phần khác và giữ chúng cố định

Chân kính

Đế của kính hiển vi, đảm bảo sự ổn định và chắc chắn khi sử dụng.

Bàn đỡ mẫu

Nơi đặt mẫu vật cần quan sát.

Thường có kẹp giữ để cố định mẫu vật.

Một số loại kính hiển vi còn có bàn di chuyển cơ học, giúp di chuyển mẫu vật theo các trục X và Y một cách chính xác.

Thấu kính thị kính

Bộ phận mà người sử dụng nhìn qua để quan sát mẫu vật, thường có độ phóng đại từ 10x đến 15x.

Thấu kính vật kính

Được đặt gần mẫu vật, có nhiệm vụ phóng đại hình ảnh mẫu vật, có nhiều thấu kính vật kính với độ phóng đại khác nhau (thường là 4x, 10x, 40x, 100x).

Đĩa xoay vật kính

Đĩa xoay cho phép thay đổi giữa các thấu kính vật kính có độ phóng đại khác nhau.

Nguồn sáng

Bộ phận cung cấp ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật. Có thể là đèn halogen, LED, hoặc gương phản chiếu ánh sáng từ nguồn ngoài.

Điều chỉnh ánh sáng 

Tập trung ánh sáng vào mẫu vật, thường đặt dưới bàn đỡ mẫu.

Điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua mẫu vật, giúp tối ưu hóa độ tương phản và độ phân giải của hình ảnh.

Núm chỉnh tiêu cự

Núm chỉnh tiêu cự thô để di chuyển bàn đỡ mẫu hoặc thấu kính vật kính nhanh chóng để lấy tiêu cự ban đầu.

Núm chỉnh tiêu cự tinh dùng để điều chỉnh tiêu cự chính xác hơn để có được hình ảnh rõ nét.

Ống kính quang học 

Ống nối giữa thị kính và vật kính, giữ các thấu kính thẳng hàng để tạo ra hình ảnh phóng đại.

Hệ thống đo thị trường 

Giới hạn vùng chiếu sáng, giúp cải thiện độ tương phản của hình ảnh.

Công dụng 

Trong học tập và giáo dục

Trong y học

Trong khảo cổ học

Khoa học vật liệu

Khoa học thực phẩm

Các loại kính hiển vi

Loại

Kiểu

Mô tả

Kính hiển vi quang học

Kính hiển vi soi nổi hai mắt

Loại kính này cho phép quan sát mẫu vật dưới dạng ảnh 3D dễ dàng.

Kính hiển vi trường sáng

Đây là loại kính hiển vi điển hình sử dụng ánh sáng truyền qua để quan sát các mục tiêu ở độ phóng đại lớn

Kính hiển vi phân cực

Kính hiển vi sử dụng các đặc tính truyền dẫn ánh sáng khác nhau của vật liệu, chẳng hạn như cấu trúc tinh thể, để tạo ra hình ảnh mẫu vật.

Kính hiển vi phản pha

Kính hiển vi phản pha có thể giúp xem được những bất thường bề mặt nhỏ bởi sử dụng giao thoa ánh sáng. Nó thường được sử dụng để quan sát tế bào sống mà không nhuộm.

Kính hiển vi tương phản giao thao chênh lệch (DIC)

Kính này tương tự như kính hiển vi phản pha, được sử dụng để quan sát những bất thường bề mặt rất nhỏ nhưng với độ phân giải cao hơn. Tuy nhiên, vì sử dụng loại ánh sáng phân cực, nên dụng cụ chứa mẫu để quan sát được trên loại kính này cũng bị hạn chế.

Kính hiển vi huỳnh quang

Đây là loại kính hiển vi sinh học, giúp quan sát ánh sáng huỳnh quang từ mẫu vật sau khi được kích thích bởi ánh sáng từ đèn thủy ngân. Khi được kết hợp với thiết bị bổ sung, kính hiển vi trường sáng cũng có thể thực hiện chụp ảnh huỳnh quang

Kính hiển vi huỳnh quang phản xạ toàn phần bên trong

Là một kính hiển vi huỳnh quang mà sử dụng sóng trôi nổi chỉ để chiếu sáng gần bề mặt của mẫu. Vùng nhìn thấy nói chung rất mỏng khi được so sánh với kính hiển vi truyền thống. Có thể quan sát được những vùng nhỏ do giảm ánh sáng nền

Kính hiển vi laser (Kính hiển vi đồng tiêu quét laser)

Kính sử dụng chùm tia laser cho quan sát rõ ràng mẫu vật dày với những khoảng cách tiêu cực khác nhau.

Kính hiển vi kích thích nhiều photon ánh sáng

Sử dụng nhiều laser kích thích giảm tổn thương với tế bào và cho phép quan sát các vùng sâu của tế bào với độ phân giải cao. Kiểu kính này được sử dụng để quan sát tế bào thần kinh và dòng máu trong não.

Kính hiển vi chiếu sáng cấu trúc

Kính hiển vi phân giải cao với công nghệ tiên tiến khắc phục được sự phân giải hạn chế ở kính quang học thường mà gây ra bởi sự nhiễu xạ ánh sáng

Kính hiển vi điện tử

Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), Kính hiển vi điện tử quét (STEM)

Những kính hiển vi này phát ra chùm điện tử chứ không phải chùm ánh sáng, hướng tới các mục tiêu để phóng to chúng.

Kính hiển vi đầu dò quét (SPM)

Kính hiển vi lực nguyên tử (AFM), Kính hiển vi quang học quét trường gần (SNOM)

Kính hiển vi này quét bề mặt của mẫu với đầu dò và sự tương tác này được sử dụng để đo bề mặt hoặc tính chất của bề mặt.

Loại khác

Kính hiển vi tia X, kính hiển vi siêu âm

 

Phân loại theo ứng dụng

Kính hiển vi sinh học

Có độ phóng đại nằm trong khoảng 50 tới 1500 lần. Loại kính này sử dụng mẫu được cố định trên lam kính để quan sát

Kính hiển vi soi nổi

Hệ thống này cho phép quan sát mẫu vật dạng 3D, như côn trùng hay khoáng chất, trong trạng thái tự nhiên của chúng mà không cần phải cắt ra. Độ phóng đại thường nằm trong khoảng 10 đến 50 lần

Phân loại bởi cấu trúc

Kính hiển vi soi thẳng

Quan sát mẫu vật từ trên. Kiểu kính hiển vi này được sử dụng để quan sát mẫu trên lam.

Kính hiển vi soi ngược

Quan sát mẫu vật từ dưới. Kính này được sử dụng để quan sát đối với mẫu vật, tế bào nuôi cấy trong đĩa

0705651590 ZALO EMAIL BACKTOP