Kiểm tra vòng bi

Quan sát bằng mắt thường

Đây là bước kiểm tra đầu tiên và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần tháo vòng bi khỏi máy và kiểm tra bằng mắt. Những dấu hiệu cần chú ý sau đây sẽ giúp ta biết được vòng bi có bị hư hỏng gì hay không

  • Vết nứt, sứt mẻ trên vỏ ngoài hoặc vòng trong.
  • Dấu hiệu bị gỉ sét hoặc đổi màu đặc biệt là màu xanh lam do quá nhiệt.
  • Dầu hoặc mỡ bôi trơn bị rò rỉ hoặc đổi màu.
  • Cặn bẩn hoặc bụi kim loại bám quanh vòng bi.

Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, nên thay vòng bi hoặc kiểm tra thêm bằng các phương pháp chuyên sâu hơn.

Kiểm tra độ rơ, độ lỏng của vòng bi

Vòng bi quá lỏng hoặc quá chặt đều ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Có thể kiểm tra bằng tay.

  • Giữ chặt vòng ngoài, xoay vòng trong nếu cảm giác lỏng, rung lắc hoặc có tiếng cọc cọc là vòng bi đã hư.
  • Đo độ rơ bằng dụng cụ chuyên dụng như đồng hồ so (Dial Indicator) để xác định mức độ lệch tâm hoặc mòn không đồng đều.

Nghe âm thanh khi vòng bi quay

Dùng tai nghe chuyên dụng hoặc thiết bị phân tích âm thanh để nghe vòng bi trong khi máy đang vận hành.

  • Tiếng rít nghĩa là do khô dầu, thiếu bôi trơn.
  • Tiếng gõ lặp đi lặp lại là do bi bị mẻ, rạn nứt.
  • Tiếng hú là do lệch trục hoặc mòn không đều.

Nên ghi âm lại âm thanh để so sánh giữa các chu kỳ kiểm tra.

Đo nhiệt độ vòng bi

Vòng bi hoạt động trong nhiệt độ quá cao là dấu hiệu dễ nhận biết của việc bôi trơn không đầy đủ, ma sát tăng hoặc vòng bi có vấn.

  • Dùng súng đo nhiệt hồng ngoại để đo bề mặt vòng bi khi đang vận hành.
  • So sánh nhiệt độ đo được với mức nhiệt cho phép từ nhà sản xuất thường dưới 70°C cho vòng bi thông thường.

Các dấu hiệu sau đây cần quan tâm.

  • Tăng nhiệt đột ngột so với các lần trước.
  • Vòng bi bên trái và phải cùng loại nhưng chênh lệch nhiệt độ lớn.

Phân tích rung động

Đây là phương pháp chính xác và chuyên sâu, giúp phát hiện lỗi trước khi chúng biểu hiện rõ ràng.

  • Gắn cảm biến rung tại vị trí gối đỡ vòng bi.
  • Dùng thiết bị đo rung ví dụ như Fluke, SKF CMVA, Vibscanne để thu dữ liệu.
  • Phân tích tần số rung để xác định lỗi như mòn rãnh, hư hỏng viên bi, lệch tâm trục, mất cân bằng.

Ưu điểm của phương pháp này đó là sẽ giúp phát hiện sớm các hư hỏng và giảm được rủi ro ngừng máy.

Kiểm tra tình trạng bôi trơn

Bôi trơn không chỉ giúp vòng bi quay trơn tru mà còn bảo vệ khỏi gỉ sét và hao mòn.

  • Kiểm tra loại mỡ hoặc dầu sử dụng có đúng chủng loại.
  • Kiểm tra mức độ lão hóa, ô nhiễm của mỡ bằng mắt thường hoặc thiết bị chuyên dụng.
  • Lập lịch tra dầu, mỡ định kỳ.

Các dấu hiệu sau đây sẽ giúp nhận biết mỡ không đạt yêu cầu.

  • Mỡ bị tách dầu, khô hoặc vón cục.
  • Có mùi cháy hoặc đổi màu nâu sẫm.

Phân tích dầu mỡ 

Nếu bạn có điều kiện thiết bị phòng lab hoặc thuê đơn vị phân tích, có thể phân tích mẫu dầu, mỡ lấy từ vòng bi. Cần chú ý các chỉ tiêu sau đây.

  • Độ nhớt.
  • Hàm lượng kim loại mòn.
  • Hàm lượng nước.
  • Chất oxy hóa.

Phân tích dầu giúp xác định tình trạng vận hành của vòng bi ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ rệt.

Sử dụng công nghệ iot – giám sát từ xa

Nếu doanh nghiệp của bạn hướng tới chuyển đổi số, hãy đầu tư hệ thống IoT:

  • Gắn cảm biến rung, nhiệt, âm thanh lên các vị trí vòng bi quan trọng.
  • Dữ liệu được gửi về trung tâm theo thời gian thực.
  • Tự động cảnh báo khi vượt ngưỡng.

Đây là xu hướng bảo trì dự đoán hiện đại và cực kỳ hiệu quả.

Kiểm tra vòng bi đúng cách là bước quan trọng để tránh hư hỏng thiết bị đột xuất, giảm chi phí bảo trì và đảm bảo vận hành an toàn. Tùy vào điều kiện và mức độ yêu cầu, bạn có thể kết hợp các phương pháp từ cơ bản đến nâng cao. Quan trọng nhất là duy trì kiểm tra định kỳ, ghi nhận dữ liệu và phân tích xu hướng để luôn làm chủ được tình trạng thiết bị.