Tháo vòng bi là một công việc tưởng đơn giản nhưng yêu cầu sự cẩn trọng, tỉ mỉ và hiểu biết kỹ thuật. Việc sử dụng đúng dụng cụ, quy trình tháo lắp sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo thiết bị vận hành bền bỉ, hiệu quả.
Khi nào cần tháo vòng bi ?
Không phải lúc nào cũng cần tháo vòng bi, chỉ nên thực hiện khi gặp những dấu hiệu sau.
- Vòng bi có tiếng kêu lạ, rung động bất thường.
- Máy hoạt động không ổn định, sinh nhiệt lớn.
- Phát hiện dầu mỡ bôi trơn bị rò rỉ hoặc khô.
- Khi thực hiện bảo trì định kỳ hoặc thay thế vòng bi mới.
Các bước chuẩn bị trước khi tháo vòng bi
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
Trước khi tiến hành, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ sau đây.
- Kìm chuyên dụng hoặc bộ cảo vòng bi, cảo trong, cảo ngoài, cảo 3 chấu.
- Búa cao su hoặc búa đồng, tránh dùng búa thép vì dễ làm biến dạng vòng bi.
- Khò nhiệt nếu vòng bi bị kẹt cứng.
- Găng tay, kính bảo hộ, dầu bôi trơn hoặc chất thấm gỉ.
- Dụng cụ tháo nắp chặn hoặc nắp chắn bụi.
Kiểm tra và vệ sinh khu vực
- Làm sạch khu vực xung quanh vòng bi để tránh bụi bẩn rơi vào bên trong.
- Kiểm tra xem vòng bi có chốt, khóa hoặc vòng hãm cố định hay không, nếu có thì phải tháo ra trước.
- Đảm bảo máy đã ngừng hoạt động và được cách ly điện.
Các phương pháp tháo vòng bi
Dùng cảo cơ khí (puller)
Đây là phương pháp phổ biến nhất, áp dụng cho vòng bi gắn trục ngoài dễ tiếp cận.
- Chọn loại cảo phù hợp với kích thước vòng bi.
- Đặt chấu cảo bám chắc vào rãnh trong của vòng bi.
- Xiết trục ren từ từ để kéo vòng bi ra khỏi trục.
- Nếu vòng bi bị kẹt, có thể dùng chất thấm gỉ hoặc đun nóng nhẹ bằng khò nhiệt để giãn nở.
Lưu ý không được siết quá mạnh gây biến dạng hoặc gãy cảo.
Dùng búa cao su, búa đồng
Phương pháp này phù hợp khi vòng bi không quá chặt hoặc không có cảo chuyên dụng.
- Lót miếng vải hoặc cao su để tránh làm hư vòng bi.
- Gõ nhẹ nhàng quanh vòng bi theo hướng đồng hồ để nới lỏng dần.
- Kết hợp xoay trục nếu có thể để dễ tháo hơn.
Tuyệt đối không dùng búa sắt vì có thể gây vỡ vòng bi hoặc mẻ trục.
Dùng nhiệt, khò nóng
Áp dụng khi vòng bi bị kẹt hoặc bị gỉ, khó tháo bằng cảo.
- Dùng đèn khò hơ đều quanh vòng bi trong vài phút.
- Khi kim loại giãn nở, dùng cảo kéo vòng bi ra.
- Sau khi tháo, để nguội tự nhiên trước khi vệ sinh và lắp lại.
Cẩn thận tránh quá nhiệt gây biến dạng ổ trục hoặc cháy dầu mỡ.
Tháo vòng bi trong không gian hẹp hoặc khó tiếp cận
Nếu vòng bi được lắp trong hộp số, mô-tơ kín hoặc thiết bị nhỏ gọn:
- Dùng cảo trượt hoặc cảo thủy lực loại mini.
- Dùng dụng cụ tháo chuyên dụng như đĩa tách vòng bi, móc kéo phía trong.
- Trong trường hợp quá khó tháo, nên tháo rời cụm ổ trục ra ngoài để thao tác dễ hơn.
Các lỗi thường gặp khi tháo vòng bi
- Dùng sai dụng cụ, dễ gây hư vòng bi, làm xước trục.
- Tháo không đồng đều gây lệch, vỡ vòng bi hoặc làm cong trục.
- Tháo khi chưa vệ sinh sạch dẫn đến bụi, kim loại lọt vào bộ phận bên trong.
- Không kiểm tra các chốt, vòng hãm sẽ gây vỡ nắp chặn, cong phốt chắn bụi.
Cần làm gì sau khi tháo vòng bi ?
- Kiểm tra tình trạng vòng bi, xem có bị rỗ, nứt, mòn hay không.
- Làm sạch trục và bề mặt lắp, dùng dầu bôi trơn hoặc giấy nhám mịn lau sạch.
- Nếu thay mới thì chọn vòng bi đúng kích thước, đúng chủng loại.
- Nếu lắp lại vòng bi cũ cần đảm bảo nó còn tốt, không bị hư hại sau khi tháo.