Với khả năng tự động hóa cao và độ chính xác tuyệt đối thì máy CNC giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tiết kiệm nhân công và giảm thiểu sai sót. Tuy nhiên, dù hiện đại đến đâu thì hệ thống CNC vẫn có thể phát sinh lỗi trong quá trình vận hành. Những mã lỗi xuất hiện trên màn hình không chỉ làm gián đoạn quy trình sản xuất mà còn có thể gây hư hại thiết bị nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý nhanh các lỗi này là điều bắt buộc với mọi kỹ thuật viên và người vận hành máy CNC.
Bảng tổng hợp mã lỗi máy CNC thường gặp và cách xử lý nhanh
Mã lỗi |
Loại lỗi |
Nguyên nhân điển hình |
Cách xử lý đề xuất |
401, 414, 417 |
Servo Alarm |
Encoder hỏng, driver quá nhiệt, trục kẹt |
Kiểm tra encoder, reset driver, bôi trơn trục |
3002 |
Door Open |
Sensor cửa lỗi hoặc cửa chưa đóng hoàn toàn |
Kiểm tra cảm biến, đóng cửa kỹ hơn |
2001 |
Overtravel |
Trục chạy vượt hành trình, cảm biến giới hạn không hoạt động |
Di chuyển tay về gốc, kiểm tra hành trình |
EX402 |
Air Pressure Low |
Thiếu khí nén, rò rỉ van hoặc bộ lọc |
Bổ sung khí, kiểm tra rò rỉ, vệ sinh bộ lọc |
1000, 9000 series |
Lỗi phần mềm PLC hoặc người dùng định nghĩa |
Sai logic chương trình hoặc xung đột điều khiển |
Kiểm tra lại logic PLC, liên hệ kỹ sư phần mềm nếu cần |
Vì sao cần hiểu rõ mã lỗi máy CNC ?
- Tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa, tránh phải gọi kỹ thuật bên ngoài cho những lỗi đơn giản có thể xử lý tại chỗ.
- Phát hiện sớm hỏng hóc thiết bị, một lỗi nhỏ báo hiệu sớm có thể giúp bạn phát hiện mô tơ đang sắp cháy hoặc encoder bị lệch trước khi sự cố lớn xảy ra.
- Đảm bảo an toàn vận hành bởi rất nhiều lỗi liên quan đến áp suất, sensor an toàn, cửa bảo vệ nếu không xử lý đúng có thể gây tai nạn cơ khí nghiêm trọng.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất vì khi nắm rõ lỗi, bạn sẽ tối ưu được cả chương trình điều khiển lẫn cách thao tác máy, từ đó rút ngắn thời gian gia công.
- Sửa lỗi kịp thời giúp tránh hư hỏng dây chuyền kéo theo nhiều bộ phận khác.
Hướng dẫn xử lý nhanh theo từng bước
Ghi nhận mã lỗi
- Ghi lại mã lỗi chính xác theo hiển thị màn hình.
- Nếu có nhiều lỗi, ưu tiên xử lý lỗi hệ thống trước.
Tra cứu mã lỗi
- Dùng tài liệu manual của máy.
- Tra nhanh trên các diễn đàn kỹ thuật hoặc qua nhà cung cấp.
Kiểm tra cơ bản
- Kiểm tra nguồn cấp, CB, dây điện.
- Quan sát xem có đèn báo đỏ trên driver hay servo không.
Khởi động lại hệ thống
- Tắt máy hoàn toàn và đợi 30s sau đó bật lại.
- Kiểm tra có lỗi nào còn tồn tại không.
Gọi hỗ trợ chuyên môn
- Nếu lỗi khó thì hãy ghi rõ mã lỗi, dòng máy, năm sản xuất để kỹ thuật hỗ trợ từ xa.
Một số mẹo nhỏ giúp hạn chế lỗi CNC trong quá trình sản xuất
- Luôn để máy về gốc Home sau mỗi ca làm việc, tránh tình trạng mất tọa độ khi mất điện đột ngột.
- Kiểm tra áp suất khí, sensor, lọc gió vào đầu mỗi buổi sáng. Những thứ nhỏ nhất lại dễ gây lỗi nhất.
- Định kỳ mỗi 1 đến 3 tháng thì kiểm tra pin encoder và pin CMOS để tránh mất dữ liệu tọa độ hoặc lỗi khởi động hệ điều hành.
- Backup toàn bộ chương trình G-code và PLC vào USB hoặc hệ thống đám mây để dễ dàng phục hồi khi có sự cố phần mềm.
- Đào tạo người vận hành đọc mã lỗi và xử lý cơ bản để không phụ thuộc 100% vào đội kỹ thuật khi gặp trục trặc đơn giản.
Những lưu ý khi xử lý lỗi trên máy CNC
- Không nóng vội tháo các linh kiện nếu chưa xác định chính xác nguyên nhân.
- Không reset máy nhiều lần liên tục vì có thể làm trầm trọng lỗi.
- Luôn mang dây nối đất cá nhân khi thao tác điện để tránh tĩnh điện gây hư board.
- Nếu lỗi liên quan đến phần mềm hoặc PLC, nên để người có chuyên môn can thiệp.
Máy CNC là hệ thống chính xác, hoạt động dựa vào sự phối hợp hoàn hảo giữa phần cứng cơ khí, điện tử và phần mềm điều khiển. Vì thế, lỗi phát sinh là điều khó tránh, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người vận hành có đủ kiến thức và kỹ năng xử lý. Việc nhận diện và giải quyết nhanh chóng các mã lỗi như servo alarm, trục chính, tín hiệu an toàn hay PLC không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm chi phí bảo trì và tăng tuổi thọ thiết bị.